Nhà tù Phú Quốc ở đâu? Bạn đã từng đến đây?

Nằm ở địa phận xóm Cây Dừa, xã An Thới thuộc khu vực cực nam đảo Du Lịch Phú Quốc. Nhà tù Phú Quốc là trại giam tù binh trung tâm của miền Nam thời Mỹ – Ngụy. Vốn là một trại giam do thực dân Pháp xây dựng để giam cầm những người Việt. Năm 1967, chính quyền Sài Gòn xây dựng lại Nhà lao Cây Dừa hay còn gọi là Trại giam tù binh chiến tranh Phú Quốc trên diện tích khoảng 400ha.

nhà tù phú quốc ư

Trại giam Tù binh Chiến tranh Phú Quốc có tất cả là 12 khu (năm 1972) được đánh số từ khu 1 đến khu 12. Riêng khu 13, 14 được xây dựng thêm vào cuối năm 1972. Mỗi khu trại giam có khả năng chứa khoảng 3000 tù nhân. Năm 1972, có khoảng 36 000 tù nhân. Mỗi khu trại giam lại được chia làm nhiều phân khu. Thường thì có 4 phân khu, trong 1 khu. Một phân khu chứa được 950 tù binh. Riêng phân khu B2 dành riêng để giam giữ các sĩ quan. Tù binh có cấp bậc lớn nhất là Thượng tá. Trại giam Tù binh Chiến tranh Phú Quốc do 3 tiểu đoàn quân cảnh (7, 8, 12) canh giữ.

Ngoài ra, Nhà tù Phú Quốc cũng có một trại giam tù hình sự, giam giữ những tù nhân thường phạm bị kết án 10 năm trở lên, ở phường Dương Đông, mặt tây của đảo.

nhà tù phú quốc xua và nay

Trong Kháng chiến chống Pháp

Năm 1949 khi quân Trung Hoa Quốc dân đảng thua trận trước Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Hoàng Kiệt (黃杰 Huang Chieh) tướng lĩnh tỉnh Hồ Nam dẫn hơn 30000 quân chạy sang Việt Nam, lúc bấy giờ được Pháp đưa ra đóng quân tại phía Nam đảo Phú Quốc. Sau đó, năm 1953, họ về Đài Loan theo Tưởng Giới Thạch. Họ bỏ lại nhà cửa đồn điền, thực dân Pháp thấy vậy tận dụng nhà cửa có sẳn lập ra nhà tù rộng khoảng 40 hecta gọi là "Trại Cây Dừa" nhốt tù binh gần 14000 người.[1]

Trại gồm 4 khu nhà giam A, B, C, D. Các tù binh cộng sản bị Pháp bắt từ các chiến trường Trung, Nam, Bắc Việt Nam bị tập trung đưa ra trại giam này ở Phú Quốc. Số tù binh này gồm khoảng 14000 người, đa số từ nhà tù Đoạn Xá (Hải Phòng). Cũng như tại các nhà tù khác trong Chiến tranh Đông Dương, tù nhân cộng sản tại Trại Cây Dừa sinh hoạt đấu tranh chống khủng bố, đàn áp, và tổ chức vượt ngục. Sau hơn 1 năm ở trại, có 99 tù nhân bị chết, 200 người vượt ngục.

Tháng 7 năm 1954, sau Hiệp định Genève, Pháp trao trả cho phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hầu hết tù binh ở trại này.

 

nhà tù phú quốc xưaTrong Chiến tranh Việt Nam

Cuối năm 1955Việt Nam Cộng hòa xây dựng một trại giam ở địa điểm Căng Cây Dừa cũ, với diện tích rộng 4 ha, đặt tên là Trại huấn chính Cây Dừa, còn gọi là Nhà lao Cây Dừa. Trại tù có nhà giam tù nam, nhà giam tù nữ, nhà giam phụ lão. Ngày 2 tháng 1 năm 1956, 598 người tù từ trại Trung tâm huấn chính Biên Hòa được đưa đến đề lao Gia Định, rồi đưa xuống tàu vận tải Hắc Giang của hải quân chở từ Sài Gòn về đến Phú Quốc. Về sau còn có thêm một số tù chính trị thuộc diện "Việt Cộng" hoặc "thân Cộng" cũng được đưa đến Trại huấn chính Cây Dừa.

Trong 7 tháng, từ tháng 2 đến tháng 9 năm 1956, có khoảng 100 tù nhân vượt ngục, trong đó có một số người bị bắn chết khi vượt rào. Các ông Phạm Văn Khỏe (em ruột của Phạm Hùng), và Mai Thanh (Tỉnh ủy viên, Bí thư Thị ủy Rạch Giá) cũng vượt ngục trong thời gian này. Thấy tình hình bất ổn, năm 1957, Việt Nam Cộng hoà đưa số tù chính trị ở "Trại huấn chính Cây Dừa" về đất liền, và đày một số ra nhà tù Côn Đảo.

Khi chiến tranh Việt Nam leo thang, số tù binh và tù chính trị tăng cao, chính quyền Việt Nam Cộng hòa xây dựng thêm nhiều trại giam tù binh ở Biên Hòa, Pleiku, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quy Nhơn... Tại Phú Quốc, năm 1966, một trại giam rộng hơn 400 ha được xây dựng ở thung lũng An Thới, cách "Căng Cây Dừa" cũ 2 km. Trại giam gồm 12 khu, mỗi khu có 4 phân khu A, B, C, D, với trên 400 nhà giam, được gọi là Trại giam tù binh cộng sản Việt Nam / Phú Quốc, thường được gọi là Trại giam tù binh Phú Quốc. Mỗi phân khu, ngoài 9 phòng để tù binh ở, có 2 phòng để thẩm vấn, phạt vạ hoặc biệt giam tù binh... Tất cả 11 phòng đều có cấu trúc vì kèo sắt, nóc tôn, vách tôn, mỗi phòng bề ngang 5 mét, dài 20 mét, hai đầu chừa hai lối ra vào, bề ngang khoảng 8 tấc và mỗi bên vách tôn có 4 cửa sổ, dưới vách tôn có khoảng trống chừng 3 tấc, có rào dây kẽm gai. Để canh gác khu trại giam, chung quanh mỗi khu giam có một pháo đài canh gác có đặt súng đại liên; tại cổng chính của khu giam có 2 vọng gác; một vọng tổng kiểm soát đốc canh, 2 giờ thay phiên gác một lần, liên tục 24/24 giờ; hai xe tuần tra liên tục quanh khu giam; ban đêm còn có các toán vào vòng rào giới hạn để kiểm soát lưu động tại các phân khu và 10 vọng gác di động. Đứng đầu ban chỉ huy trại giam là một trung tá hoặc đại úy (có lúc là một chuẩn tướng) Quân lực Việt Nam Cộng hòa, đằng sau là một cố vấn người Mỹ. Lực lượng canh giữ trực tiếp trại giam gồm có 4 tiểu đoàn quân cảnh, một liên đội địa phương quân, một đại đội công binh, một đơn vị hải thuyền và một đội quân khuyển.

Nhà tù Phú Quốc trở thành trại giam tù binh trung tâm toàn Việt Nam Cộng hòa, giam giữ hơn 32000 tù binh (40000 tù nhân nếu tính cả tù chính trị nhiều thời kỳ). Có khoảng 12000 tù nhân là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, trong đó có khoảng 9000 người từ miền Bắc. Có trên 20000 tù nhân là dân quân du kích xã, ấp và cán bộ chính trị. Có hơn 2000 sĩ quan, hạ sĩ quan; trên 100 tù nhân là cán bộ cộng sản có trình độ chính trị trung cấp, sơ cấp (trong đó có 10 tỉnh ủy viên, trên 40 huyện ủy viên) và trên 200 chi ủy viên. Vào tháng 5-1969 tù binh đã tổ chức vượt ngục thành công tại khu B2.

Nhục hình

Chỉ qua những mô hình phục dựng, những câu chuyện kể từ thuyết minh viên du khách đã vô cùng xúc động vì những gian khổ, hi sinh mà những người tù cách mạng kiên trung đã trải qua.

Trong Chiến tranh Việt Nam, tù binh chiến tranh Trại giam tù binh Phú Quốc đã phải chịu những hình phạt, tra tấn như đóng đinh vào tay, chân, đầu; đốt dây kẽm cháy đỏ đâm vào da thịt, đục răng, trùm bao bố chế nước sôi hoặc đổ lửa than, ném vào chảo nước sôi, thiêu sống, chôn sống... Trong thời gian tồn tại không đầy 6 năm (từ tháng 6/1967 đến 3/1973) trại giam tù binh Phú Quốc, có hơn 4000 người chết, hàng chục ngàn người bị thương tật tàn phế. Tuy nhiên, vẫn có một số ít tù binh trốn được khỏi Nhà tù.[2]

 

Họ trưng dẫn một số nhục hình tại nhà tù Phú Quốc mà theo lời kể của các cựu tù nhân là:

  • "đóng kim": dùng những cây kim chích đã cũ, đóng từ từ vào 10 đầu ngón tay.
  • Nhắc đến nhà tù Phú Quốc là nhắc đến những câu chuyện ở nơi “địa ngục trần gian” vì những hình thức tù đày, tra tấn chiến sĩ cách mạng vô cùng dã man, tàn khốc.
  • "chuồng cọp kẽm gai": loại chuồng cọp làm toàn bằng dây kẽm gai, được đan chằng chịt xung quanh và trên nóc. Chuồng cọp này đặt ở ngoài trời trong phân khu. Mỗi phân khu có đến hai, ba chuồng cọp - loại nhốt 1 người và loại nhốt 3-5 người. Kích thước chuồng cọp rất đa dạng, có loại cho tù nhân nằm trên đất cát, có loại buộc tù nhân phải nằm trên dây kẽm gai, có loại chỉ nằm hoặc đứng; có loại chỉ ngồi lom khom; loại phải đứng lom khom, không đứng thẳng được mà ngồi xuống thì sẽ phải ngồi trên dây kẽm gai. Tù nhân phải cởi áo, quần dài, chỉ được mặc quần cụt để phơi nắng, phơi sương, dầm mưa suốt ngày đêm.
  • Chị Nguyễn Thị Hồng Thoa, thuyết minh viên của nhà tù Phú Quốc chia sẻ: “Ngoài hơn 4000 tù binh bị sát hại trong thời gian hơn 5 năm tồn tại của nhà tù, những hình thức tra tấn dã man này được minh chứng bằng những hố chôn tập thể hàng nghìn người và những chiếc đinh 8 đến 12 phân còn găm ở xương đầu, ống chân, bàn chân, đầu gối, cánh tay… trong các hài cốt được tìm thấy”.
  • "ăn cơm nhạt": tù nhân không được ăn muối, sau hai tháng mắt sẽ bị mờ, sau 5-6 tháng liền có người bị mù hẳn.
  • "lộn vỉ sắt": các tấm vỉ sắt loại có lỗ tròn và đầy mấu để mắc vào nhau và lật ngửa làm "đường băng sân bay" rồi bắt tù binh cởi áo, cởi quần ngoài, chỉ còn chiếc quần đùi. người tù bị bắt cắm đầu xuống vỉ sắt lộn ra sau, sau vài lần là lưng người tù tóe máu, đầu bị bứt tóc, tróc da tơi tả.
  • "gõ thùng": lấy thùng phuy úp lên tù nhân đang ngồi xổm, rồi gõ vào thùng. Tù nhân sẽ bị đau đầu, sẽ bị điếc vì tiếng gõ mạnh và sức ép không khí. Cũng bằng cách gõ vào thùng phuy đổ đầy nước, bên trong thùng là tù nhân. Kiểu tra tấn này có thể khiến tù nhân bị hộc máu vì sức ép của nước.
  • "đục răng" và "bẻ răng": kê đục vào sát chân răng của người tù, dùng búa đóng làm răng gãy văng ra.
  • Nhắc đến nhà tù Phú Quốc là nhắc đến những câu chuyện ở nơi “địa ngục trần gian” vì những hình thức tù đày, tra tấn chiến sĩ cách mạng vô cùng dã man, tàn khốc.
  • "roi cá đuối": giám thị dùng những chiếc roi cá đuối dài, đem phơi để đánh tù. Trước khi bị đánh, tù nhân phải cởi áo để bị đánh vào da thịt trần. Roi cá đuối thường quấn lấy thân nạn nhân, rồi giật ra, làm da thịt bị đứt theo. Giám thị sau đó có thể lấy muối ớt xát vào da thịt nạn nhân. Đầu năm 1970, phái đoàn Hồng Thập Tự Quốc tế khi đến thị sát nhà tù Phú Quốc đã bắt gặp một chiếc roi cá đuối dính máu khô.
  • Những hiện vật này đã gỉ sét, hao mòn nhưng cái cách mà chúng được dùng để tra tấn những người tù thì mãi mãi không bao giờ phai.
  • "đóng đinh": những chiếc đinh 3 phân được dùng để đóng vào các ngón tay của tù binh trong quá trình tra tấn. Mỗi lần bị đóng đinh, xương ngón tay của người tù bị vỡ nát. Ngoài ra còn có loại đinh 7, 8 phân hoặc cả tấc để đóng vào thân người tù ở các vùng: cổ chân, khớp vai, mắt cá, ống quyển, đầu. Có người bị đóng đinh đến chết, sau này khi bốc mộ vẫn còn đinh găm trong hài cốt.
  •  
  • lấy bao bố trùm lên người tù rồi ném vào chảo nước sôi. Ba người tù ở phân khu C6 đã bị luộc chết.
  • dùng bóng đèn công suất lớn để sát mặt người tù trong thời gian dài cho nổ con ngươi.
  • dùng lửa đốt miệng, bộ phận sinh dục.

Khu di tích nhà tù Phú Quốc

 

Năm 1995, Khu di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận di tích cấp quốc gia. Di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc gồm có tượng đài hình nắm tay, là "biểu tượng của sự đàn áp khốc liệt và tinh thần hiên ngang vùng lên phá xiềng của tù binh Phú Quốc", nghĩa trang liệt sĩ, và khu Trại giam Tù binh Phú Quốc được phục dựng.

 

 

Bạn đang xem: Nhà tù Phú Quốc ở đâu? Bạn đã từng đến đây?
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng nhập
Đăng ký
Hotline: 0917025527
x